Ưu Đàm: Cảm ơn em đã mua chiếc áo mưa xanh với họa tiết gắn kết ấy. Tôi nhớ khi giám tuyển Anca Rujoiu ngỏ ý, tôi đã thiết kế chiếc áo dựa trên video “Vũ Điệu Của Những Kỵ Sĩ Máy”, trong đó có 28 người chạy xe máy bận áo mưa đính lại với nhau theo đội hình 4 x 7. Đây là tác phẩm video đầu tiên tôi sáng tác khi về nước, được hai giám tuyển Nguyễn Như Huy và Trần Lương mang đi dự Singapore Biennale 2013 – một biennale đáng nhớ với 27 đồng giám tuyển! Chính tác phẩm ấy đã đưa tôi tới Singapore và Gilman Barracks. Sau biennale, Như Huy và tôi tới khu đó thăm một loạt phòng tranh khai mạc. Một không khí rất chất, với những tác phẩm rất chất. Lúc ấy tôi chưa biết rằng nơi này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp của mình.
Việc tôi được tham gia vào các triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Singapore và nhà hát Esplanade là kết quả của đợt lưu trú tại NTU CCA, nơi tôi gặp Ute Meta Bauer cùng nhiều giám tuyển tài hoa khác như Phoebe Scott, Andrea Fam, Sam I-Shan, Lynda Tay và Michelle Ho. Ảnh hưởng để lại là rất lớn, bởi những tác phẩm tôi thai nghén tại đó hiện giờ vẫn còn đang lưu diễn ở nhiều địa điểm khác.
“Không gian Giám tuyển sẽ không ngừng thay đổi. Và nghệ sỹ vốn là những cá nhân mẫn cảm” – Nguyễn Trần Ưu Đàm
Ưu Đàm: Đúng đấy. Đó là một năm rất bận rộn với tôi, đến mức tôi phải xin giám tuyển Vera Mey cho hoãn ngày sang Singapore đến mấy lần, và rút cục cũng chỉ lưu trú được một thời gian ngắn. Tại NTU CCA, tôi có đủ khoảng lặng để gọt giũa “Time Boomerang” hoàn thiện như ta thấy ngày nay. Lúc ấy tôi phải tập trung chuẩn bị cho triển lãm “Sun Shower” tại Bảo tàng Nghệ thuật Mori do Mami Kataoka giám tuyển. Trước đó, tại Yokohama, tôi đã thuyết trình cho cô ấy về ý tưởng “Time Boomerang”. Nhưng phải tới NTU CCA, với một studio rộng rãi khang trang, tôi mới thực sự sắp xếp được các yếu tố tác phẩm vào hệ thống. Tôi phác họa chúng xuống, quyết định dùng cầu thang để bẻ vỡ thứ tự thế giới, sắp đặt một vòng tròn 5 màn hình xoay quanh tâm điểm là điêu khắc bàn tay mình, rồi tổ chức chúng thành 8 giai đoạn như ta đã thấy.
“Time Boomerang” lấy cảm hứng từ đường lưỡi bò châm ngòi cho mâu thuẫn Biển Nam Trung Quốc, mà tôi gọi là “Biển Đông Nam Á”. Đường vẽ lấn biển đảo ngang ngược ấy thúc giục tôi mày mò về khái niệm đo đạc. Tôi nhận ra rằng mọi sự đo đạc đều không phải là khoa học khách quan, mà chỉ là một biểu hiện của lòng tham muốn và quyền lực – đó là điểm khởi đầu cho dự án. Nó bắt đầu với 3 giai đoạn tại Tokyo, sau đó là Bảo tàng Mỹ thuật Kuandu và Bảo tàng Mỹ thuật Kaohsiung ở Đài Loan, ra mắt tại Biennale Thượng Hải 2018, rồi Bảo tàng Nghệ thuật Orange County tại Mỹ năm 2019. Ngay trước Covid-19, tôi đã có một màn trình diễn là chuyến viễn du 15 ngày trên con tàu vận tải CMA CGM, từ Trung Quốc tới Mỹ để thả điêu khắc số ba xuống đại dương, ám chỉ sự chinh phục châu Mỹ. Đến giờ tôi đã hoàn thành với châu Mỹ, Úc và Âu. Vẫn còn châu Phi và Nam Cực, và tôi hy vọng sớm có dịp ra mắt “Time Boomerang” tại Việt Nam.
“Có thể hiểu “Rồng Rắn Lên” như một câu chuyện về quá trình phát triển đầy ngạo mạn của loài người, mà tôi cũng là một phần bên trong” – Nguyễn Trần Ưu Đàm
Ưu Đàm: Trong đợt lưu trú ấy, Lynda Tay giới thiệu tôi với giám tuyển Sam I-Shan của triển lãm “Sublimininal City” để trao đổi ý tưởng. Năm 2018, sắp đặt “Rồng Rắn Lên” được hoàn thành với 120 ống hơi màu được bơm khí bằng tay, 7 ống pô, 14 ống treo từ trần, choán hết tiền sảnh Esplanade. Còn video 3 kênh, bề ngang 12 m được chiếu dưới đường hầm nối từ nhà hát tới trạm MRT. Chính trong triển lãm ấy tôi đã được gặp vợ chồng Sheryl và John, họ rất thân thiện và quyết định đưa tác phẩm của tôi vào bộ sưu tập của họ. Còn hiện tại, “Rồng Rắn Lên” đang được trưng bày tại Asia Culture Center, Hàn Quốc.
Có thể hiểu “Rồng Rắn Lên” như một câu chuyện về quá trình phát triển đầy ngạo mạn của loài người, mà tôi cũng là một phần bên trong. Trợ lý Lưu An và tôi đã biến khí thải xe cộ thành một phương tiện nghệ thuật có tính điêu khắc. Tôi thích cách khởi nguồn từ một thí nghiệm đơn giản mà lý thú, rồi xây đắp nó dần lên thành một tác phẩm quy mô. Trong Asian Art Biennale 2021 tại Đài Loan sắp tới, tác phẩm này sẽ là một phần trong bộ năm tác phẩm khác nhau với tên gọi “Serpents’ Tails | Tales”. Chúng sẽ được sắp xếp một cách hữu cơ để thể hiện một chuyến đi từ vấn đề tới giải pháp, với một tầm nhìn hoàn thiện.
“Tôi nhận ra rằng mọi sự đo đạc đều không phải là khoa học khách quan, mà chỉ là một biểu hiện của lòng tham muốn và quyền lực” – Nguyễn Trần Ưu Đàm
Ưu Đàm: Không gian Giám tuyển sẽ không ngừng thay đổi. Và nghệ sỹ vốn là những cá nhân mẫn cảm. Khi nghệ sỹ động não, họ phối hợp với giám tuyển và thể chế tổ chức để tạo ra những môi trường khác nhau cho tác phẩm của mình. Có những lúc họ sẽ phải tự đóng vai giám tuyển để mường tượng ra cách trưng bày. Ví dụ, có mơ tôi cũng không nghĩ rằng mình lại có dịp triển lãm những ngón tay bằng đồng của mình dưới đáy năm đại dương với “Time Boomerang” – đó là khi bản thân tác phẩm đã dẫn lối cho tôi. Tại Esplanade, tôi chiếu “Rồng Rắn Lên” dưới hầm vì video ấy có rất nhiều góc quay trong ống hơi nylon. Đó là góc nhìn chui dưới lớp áo mưa, mang tới cho người đi dưới hầm hiệu ứng thị giác ống trong ống – và biết đâu, họ sẽ tự rút ra được kết luận cho mình.
Với “Eco-Đi”, tôi để cho công chúng mang theo mình không gian giám tuyển ấy. Mỗi đôi dép là một Không gian Giám tuyển, trong đó người đi dép chính là người biểu diễn, cũng là một nhà hoạt động môi trường. Nó hiệu quả ở chỗ rất dễ thực hiện: chỉ cần đi là được. Được chứng kiến hàng trăm người đã thử dép “Eco-Đi” trên bãi biển là một trải nghiệm xúc động với tôi, trong triển lãm vừa rồi tại ICISE Quy Nhơn. Đây không phải là một hộp trắng trong trưng bày nghệ thuật, nó hiệu quả hơn nhiều. Năm nay tôi đang hợp tác với Biti’s để sản xuất hàng loạt dép “Eco-Đi”. Trong 5 năm tới, tôi mong muốn được thấy hàng triệu người đi đôi dép này, lan tỏa tác động tích cực tới thế giới.
— * —