Năm 1935, Bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương được thực hiện bởi các học sinh của Trường Mỹ thuật Gia Định (l’École d’Art de Giadinh, tiền thân của Đại học Mỹ thuật TP.HCM) theo gợi ý của Giám đốc người Pháp Jules Gustave Besson. Đây là một tuyển tập những bức ký họa về phong cảnh, đời sống và văn hóa Việt những năm 1930, nhằm mang đến cho độc giả châu Âu một góc nhìn mới về văn hóa ở một thuộc địa xa lạ và đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Pháp.
Tuyển tập Chuyên khảo có tổng cộng 8 bộ với 520 bức họa với đề tài riêng biệt. Những ai am hiểu tranh ảnh Đông Dương sẽ nhận thấy, một số bức vẽ lấy đề tài từ các tấm bưu thiếp hoặc ảnh chụp khá nổi tiếng được công bố vào khoảng những năm 1900 – 1910 (báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 38, 6/10/2013)
Các bức tranh trong “Monographie dessinée de l’Indochine” được tạo dựng bằng bút chì, in litô ( thạch bản) với cách vẽ tả chân xã hội, một kỹ thuật phổ biến với học viên ở các trường mỹ thuật thực hành Gia Định trước năm 1975 đều được dạy. Với kỹ thuật này, người nghệ sĩ sẽ thực hiện ký họa trước bằng bút sắt rồi tô màu nước cho toàn bộ bức tranh.
Sau đó, Hiệp hội họa sĩ, thợ chạm khắc và in litô Gia Định (Association Corporative des Décorateurs, Graveurs et Lithographes) đã cho in các tác phẩm bằng kỹ thuật in thạch bản và tổng hợp thành cuốn Vựng tập về Thương mại, Văn hóa, Lãnh thổ, và Con người đất Gia Định. Đến sau này, NXB NXB Paul Geuthner (Éditions Geuthner) đã cho xuất bản với tựa Bộ Chuyên khảo bằng vẽ về Đông Dương.
Những nét vẽ đầy sống động dẫu chưa được xem là hoàn thiện nhưng đã khắc họa rõ nét đời sống và văn hóa nước ta những năm đầu thế kỷ 20. Đây được xem như một “cuốn nhật ký kể về một thời vàng son đã qua”.
Bức ký họa với phần trung tâm là những chiếc thuyền bên cạnh tòa nhà trụ sở Công ty Vận tải biển Messageries Maritimes (nay thuộc cụm di tích kiến trúc-bảo tàng Bến Nhà Rồng) với đồ án “lưỡng long chầu nguyệt” (hai con rồng uốn lượn đối diện nhau) trên mái ngói. Theo nhiều người, đây chính là nguồn gốc của tên gọi “Bến Nhà Rồng”.
Những bức họa kể trên không lưu để lại chữ ký cũng chẳng lưu lại tên tuổi, nhưng họ – một tập thể đến từ Trường Mỹ thuật Gia Định, đã góp phần không nhỏ với vai trò “sứ giả văn hóa”, lưu giữ những ký ức đầy trực quan và sống động về Việt Nam một thời đã qua.
Những năm đầu thế kỷ 20, chính quyền Thuộc địa độc quyền kinh doanh rượu và á phiện. Nếu kỳ ai nhúng tay vào hoạt động chế biến hay mua bán hai loại hàng này đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Các lò cất rượu thủ công ngày xưa cũng vì vậy mà được tái hiện lại.
Nguồn: https://vietnamtimes.org.vn/a-look-at-vietnams-past-monographie-dessinee-de-lindochine-40405.html
Bài: Phương Uyên