“Lắng nghe rừng, quang phổ” đưa người xem khám phá những khung cảnh rộng lớn, phác họa từ cảm quan của nghệ sĩ bằng những trường màu hỗn loạn. Bảng màu này không đến từ sự tự chủ hay tính bộc phát ngẫu nhiên, mà trái lại, hình thành từ sự chăm chút quan sát, sợi dây liên kết với thiên nhiên và thủ pháp nghệ thuật của nghệ sĩ. Phát triển từ những thử nghiệm liên tục lặp đi lặp lại, mỗi tác phẩm là một hành trình chiêm nghiệm về màu sắc, sắp đặt, bố cục và chất liệu.
Hội họa trừu tượng của Nguyễn Ngọc Thạch chịu ảnh hưởng từ dòng thơ Haiku. Ngắn gọn và dứt khoát, nét cọ của nghệ sĩ không chút do dự đi giữa hai lằn ranh – miêu tả và trừu tượng hóa cảnh sắc. Sắc độ màu tương phản rất rõ ràng: có mảng dày chồng chất sức nặng, cũng có chỗ mỏng như tấm màn. Anh không ngần ngại áp dụng các thủ pháp chồng lớp trong kỹ thuật miêu tả thông thường, thế nhưng lại phủ chúng với cách vẽ thủy mặc. Bằng một sự kết hợp hài hòa giữa hai sắc thái tĩnh lặng và mãnh liệt, triển lãm mời gọi người xem cùng khám phá những cánh rừng trực quan, qua đó đối thoại với cảm xúc bên trong của nghệ sĩ, cũng là đối thoại với chính bản thân ta.
Rừng mang nhiều sự bí ẩn, vô dạng. Khác với những cảnh sắc khác, rừng có sự dày đặc riêng, không thể nào xác định cụ thể. Những thanh âm ở rừng cũng hỗn loạn, khó lường. Trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thạch, anh dùng âm thanh như chất liệu sáng tác, sau đó tinh chọn dải màu để truyền tải vẻ hỗn mang ấy một cách sâu sắc nhất. Nội tâm mỗi người đầy rẫy những xáo trộn, cũng là điều mà nghệ sĩ lắng nghe và thấu cảm. Những cánh rừng hay màu sắc chỉ là nét tượng trưng nhẹ nhàng, gợi mở, kéo chúng ta vào một chốn thẳm sâu nơi những câu chuyện chờ đợi được hé màn. Bước vào cánh rừng, chúng ta có thể lạc, song cũng có thể tìm thấy ánh sáng, thanh âm hay thậm chí là chính bản thân ta.
___
“Listen to the Forest, Spectrum” takes viewers on an exploration of vast landscapes sketched by the artist’s senses, characterized by chaotic color fields. The intensity of this color palette arises not from randomness but from meticulous observation, a deep connection with nature, and the artist’s unique vision. Emerging from continuous and iterative experimentation, each work in this exhibition can be seen as a journey of contemplating colors, arrangements, composition, and materials.
In Nguyen Ngoc Thach’s abstract painting, the influence of Haiku poetry is evident. Concise and decisive, the artist’s intense emotions navigate the line between depiction and abstraction of the landscape. The contrasting color tones are sharply defined: there are thick color layers that seem to accumulate weight, yet also layers as thin as veils. Ngoc Thach applies layering as in the conventional scenery depiction, yet employs ink-wash painting techniques. This approach empowers a harmonious blend of stillness and intensity that invites viewers to explore forest landscapes, and then dialogue with the artist’s emotions, also dialoguing with themselves.
The forest holds many secrets. Unlike other landscapes, it possesses a unique density that resists a specific definition, with sounds being chaotic and elusive. In Nguyen Ngoc Thach’s works, the artist uses a range of colors to convey these feelings. Similarly, each person’s inner self is also full of constant chaos, which the artist listens to and senses clearly. Forests and colors are basic symbols, but delving deeper reveals a different story. Entering the forests, we may get lost, but can also find light, sound, or even ourselves.
__