Chính thức ra mắt ấn phẩm nghệ thuật Art Republik kỳ 7: “TẦM NHÌN TỪ TRUNG ĐIỂM | VISTA FROM THE CENTRE”

Quý độc giả thân mến, sau nhiều ngày chờ đón, Art Republik Vietnam xin chính thức ra mắt ấn phẩm Art Republik #7 với tựa đề “Tầm nhìn từ Trung điểm | Vista from the Centre”.

Xin được trích lại phần Editor’s note thay lời giới thiệu cho ấn phẩm kỳ này:

“Bạn đọc thân mến,

Trong lễ ra mắt ấn phẩm kỳ 6 tại Huế, tôi có hân hạnh được ngồi chung bàn thảo luận cùng GS TS Thái Kim Lan (Kim Lan Thai), và ghi nhớ một câu nói của cô về “vị thế ở giữa” của Huế. Câu nói đa tầng này đã gợi mở ra tứ suy nghĩ cho ban biên tập ấn định mạch nội dung dưới chủ đề “Tầm nhìn từ trung điểm” cho cuốn Art Republik kỳ 7 mà bạn đang cầm trên tay. Với trọng tâm là Huế, chuỗi bài chuyên đề cho ta cơ hội trò chuyện cùng các nhân vật và dự án liên quan mật thiết với trung tâm văn hiến này: GS TS Thái Kim Lan của Lan Viên Cố Tích và Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, cô Lê Cẩm Tế (Cam Te Le) miệt mài hiện thực hóa tầm nhìn của cố nghệ sỹ Lê Bá Đảng, TS Amandine Dabat (Amandine Dabat) trên chặng đường trao lại chỗ đứng cho vua Hàm Nghi trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, giảng viên-nghệ sỹ Phan Hải Bằng (Phan Hải Bằng) với phát kiến trucchigraphy, hai giám tuyển đương đại Thiên Thanh (Nu) (Nu Matter) và Nguyễn Minh Ngọc (Nguyễn Minh Ngọc) cùng chương trình lưu trú AirHue, và một nhân vật đặc biệt – chú Nguyễn Thuyên (Nguyễn Thuyên) – người quản mộ thầm lặng cho cố điêu khắc gia Điềm Phùng Thị và gia đình bà suốt ba thập kỷ qua.

Đã là một tập quán, cột Columnist là diễn ngôn cho những học giả trẻ thể hiện quan điểm hàn lâm của mình: ngòi bút của Rylan Nguyễn (Ngoc Nguyen) kỳ này mổ xẻ về vấn đề của điểm nhìn vị trung tâm trong vận hành nghệ thuật cả trên thế giới và ở Việt Nam. Phóng chiếu ra khỏi Huế, “vị thế ở giữa” còn được ứng dụng cho cả Việt Nam khi chịu ảnh hưởng từ cả Á và Âu với lịch sử Bắc thuộc và Pháp thuộc. Điều này thể hiện rõ trong các bài lược sử thực vật họa của Phan Thị Thanh Nhã (Thanh Nhã Phan-Thị), nghiên cứu về dấu mộc trong gốm Biên Hòa của Nguyễn Ngọc Quý (Nguyen Ngoc Quy), và nhãn quan về một Viễn Đông xưa-nay qua lăng kính thực hành của Quang Lâm (Quang Lam). Lấy tác phẩm làm trọng tâm, độc giả sẽ được nhìn theo con mắt khoa học của chuyên gia bảo tồn nghệ thuật Vũ Đỗ (Vu Do) trong dự án bảo tồn sắc phong Việt, hay câu chuyện phục dựng 16 bức tranh Nguyễn Phan Chánh trong 15 năm qua của Mitani Foundation. Soi lại sứ mệnh vị nhân sinh của Ngân hàng Nhà nước, Tâm Phạm (Tâm Phạm) đã có một hành trình thú vị khi lật lại chuỗi minh họa cho bộ tiền tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi những “trung điểm văn hóa” được lan rộng trong làn sóng toàn cầu hóa, chúng ta bắt buộc phải dịch chuyển tới những quy chuẩn vận hành quốc tế – đó là câu chuyện bản quyền Doraemon được ChuKim (ChuKim) thuật lại – và đồng thời phải suy ngẫm để bảo tồn những giá trị cục bộ và ngoại biên – một câu hỏi được An Tử đặt ra khi viết về văn hóa nhạc Chăm. Cuối cùng, độc giả sẽ được tham khảo một chiều kích liên ngành khi nhìn nhận những ảnh hưởng từ hội họa lên âm nhạc qua bài luận của Đức Minh và Anh Quân (Quân Trần).

Dù “vị trí ở giữa” thể hiện những giằng co Bắc-Nam, Á-Âu, chính-ngầm, quá khứ-đương đại, hay giữa nghệ thuật với các bộ môn khác, thì khi thực hiện ấn phẩm lần này, ban biên tập chúng tôi đã thu hoạch được nhiều điều hay khi nhìn nhận cùng một vấn đề dưới những góc tham chiếu khác nhau. Và hy vọng bạn đọc cũng sẽ rút ra được những tuyến tham chiếu cho riêng mình.

Trân trọng,

Ace Lê

Tổng Biên tập

Bìa 1: Hàm Nghi, “Vách đá ở Port-Blanc (St-Lunaire)” (1912), sơn dầu trên ​toan

Ace Lê, “Cần luận từ cả hai phía | To see from both sides” (2024), nhân vật TS Amandine Dabat. Art Republik Vietnam, 7, Conversation, pp. 70-79.

Bìa 2: Nguyễn Phan Chánh, “Chăn vịt” (1971), màu nước trên lụa

Hùng Nguyễn, “Câu chuyện phục chế và bảo tồn tranh lụa Nguyễn Phan Chánh | The story of Nguyen Phan Chanh’s silk painting restoration and conservation” (2024), nhân vật Mitani Foundation. (Ảnh được cung cấp bởi Mitani Foundation). Art Republik Vietnam, 7, Opinion, pp. 146-151.

Bìa 3: Điềm Phùng Thị, “Mẹ con” (1972), đá Ý và kim loại trên bục gỗ

Thủy Tiên, “Trong mắt người quản mộ | Kept by the groundskeeper” (2024), nhân vật Nguyễn Thuyên. (Dịch bởi Hương Trà). Art Republik Vietnam, 7, Conversation, pp. 104-115.

Bìa 4: Quang Lâm, “Vùng đất lý tưởng” (2023), thuộc dự án nghệ thuật “Viễn Đông Siêu hình”, đa phương tiện

Quang Lâm, “Du hành đến Viễn Đông siêu hình | Travel to the meta Far East” (2024). (Dịch bởi Rylan Nguyễn, ảnh được cung cấp bởi Quang Lâm). Art Republik Vietnam, 7, Opinion, pp. 190-197.

Dear readers,

In the launch event for our sixth issue in Hue, I had the privilege to sit in a panel with Prof Dr Thai Kim Lan, and was impressed with her mentioning of Hue as sitting “in the middle”. The multi-layered observation prompted our team to situate our editorial outlines under the theme “Vista from the Centre” for this seventh issue of Art Republik in your hands. Focusing on Hue, the Features conversations sit us down with prominent figures closely linked to this cultural hub: Prof Dr Thai Kim Lan of Lan Vien Co Tich and the Perfume River Ancient Pottery Museum, Mdm Le Cam Te along her arduous actualisation of the late Le Ba Dang’s vision, Dr Amandine Dabat on the quest to recognise Emperor Ham Nghi’s significance in Vietnam’s art history, lecturer-artist Phan Hai Bang with his invention of trucchigraphy, contemporary curatorial duo Thien Thanh (Nu) and Nguyen Minh Ngoc on the AirHue residency programme, and a special labourer – Mr Thuyen Nguyen – the unassuming groundskeeper for the late sculptor Diem Phung Thi and her family in the last three decades.

Now a tradition, the Columnist section is a platform for young scholars to locate their academic viewpoints: Rylan Nguyen sharply problematises our vantage point of centrality in both international and Vietnam art landscapes. Expanded from Hue, the “middle” positioning also applies to Vietnam at the intersection of Asia and Europe as it underwent both Chinese imperialism and French colonisation. Such was evidenced in Thanh Nha Phan-Thi’s brief history of botanical art, Nguyen Ngoc Quy’s research on Bien Hoa ceramics’ stamps, and the old versus new meta Far East through the lenses of Quang Lam. Treating artworks as central subjects, you could view them through the forensic eyes of restoration scholar Vu Do in his project to conserve imperial proclamations, or the 15-year story of restoring 16 Nguyen Phan Chanh’s paintings by Mitani Foundation. Studying the human-centric mission of the National Bank of the Democratic Republic of Vietnam, Tam Pham had a learning investigation of the financial banknote series’ illustrations. As the world’s “cultural centres” rippled out along globalisation, we have inevitably shifted towards international operations standards – such is the Doraemon’s copyrights journey as narrated by ChuKim – while pondering to preserve local and peripheral values – as posited by An Tu in her article on Cham music culture. Lastly, you would be poised to situate an interdisciplinary dimension while acknowledging the influence of fine art on music through the essay by Duc Minh and Anh Quan.

Whether the “middle” position projects the tension of North-South, Asia-Europe, mainstream-underground, historical-contemporary, or between art and other disciplines, our editorial team, while making this issue, have harvested a myriad of lessons while anatomising at the same topic from various angles. And we hope you would, too.

Yours truly,

Ace Lê

Editor in Chief”

[Hết đoạn trích]

Art Republik Vietnam xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và đón nhận của các quý độc giả, cũng như những đóng góp của đội ngũ tác giả, dịch giả, biên tập, cố vấn, và những nhân vật đã tham gia thực hiện ấn phẩm lần này.

Ấn phẩm Art Republik Vietnam kỳ 7 ra mắt với 4 phiên bản bìa. Độc giả có thể lựa chọn phiên bản bìa yêu thích nhất.

Đặt mua ấn phẩm: Inbox trực tiếp Fanpage hoặc qua link

https://bit.ly/Order_ArtRepublikVietnam

Bốn phiên bản bìa gồm:

– Bìa 1: Hàm Nghi, “Vách đá ở Port-Blanc (St-Lunaire)” (1912), sơn dầu trên ​toan

– Bìa 2: Nguyễn Phan Chánh, “Chăn vịt” (1971), màu nước trên lụa

– Bìa 3: Điềm Phùng Thị, “Mẹ con” (1972), đá Ý và kim loại trên bục gỗ

– Bìa 4: Quang Lâm, “Vùng đất lý tưởng” (2023), thuộc dự án nghệ thuật “Viễn Đông Siêu hình”, đa phương tiện

Bìa 1: Hàm Nghi, “Vách đá ở Port-Blanc (St-Lunaire)” (1912), sơn dầu trên ​toan
Bìa 2: Nguyễn Phan Chánh, “Chăn vịt” (1971), màu nước trên lụa
Bìa 3: Điềm Phùng Thị, “Mẹ con” (1972), đá Ý và kim loại trên bục gỗ
Bìa 4: Quang Lâm, “Vùng đất lý tưởng” (2023), thuộc dự án nghệ thuật “Viễn Đông Siêu hình”, đa phương tiện
Thủy Tiên, “Đi tìm trung đạo | Seeking the middle path” (2024), nhân vật GS TS Thái Kim Lan. (Dịch bởi Hà Đào). Art Republik Vietnam, 7, Conversation, pp. 90-103.
Ace Lê, “Cần luận từ cả hai phía | To see from both sides” (2024), nhân vật TS Amandine Dabat. Art Republik Vietnam, 7, Conversation, pp. 70-79.
Ace Lê & Thủy Tiên, “Bức tranh chiều kích thực | A painting, vast as life” (2024), nhân vật Lê Cẩm Tế. (Dịch bởi Hương Trà). Art Republik Vietnam, 7, Conversation, pp. 80-89.
Nguyễn Ngọc Quý, “Mộc gốm Biên Hòa – Dấu xưa còn mãi | Bien Hoa ceramic stamps, a mark for life” (2024). (Dịch bởi Hà Đào, ảnh được cung cấp bởi Nguyễn Thanh Sơn). Art Republik Vietnam, 7, Opinion, pp. 176-189.
ChuKim, “Ta thay đổi khi nhìn vào ngăn kéo | The adventure from the desk drawer” (2024). (Dịch bởi Hà Đào, ảnh được tổng hợp). Art Republik Vietnam, 7, Opinion, pp. 152-161.
Phan Thị Thanh Nhã, “Lược sử Thực vật hoạ Việt Nam | A Brief History of Botanical Art in Vietnam” (2024). (Dịch bởi Lưu Bích Ngọc). Art Republik Vietnam, 7, Opinion, pp. 162-169.
Rylan Nguyễn, “Quần đảo nghệ thuật: Điểm nhìn vị trung tâm | Artistic archipelagos: Our vantage point of centrality” (2024). Art Republik Vietnam, 7, Columnist, pp. 18-23; 232-237.