Bình phong khảm xà cừ đặc biệt mang đồ án Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Khảm xà cừ hay gọi là khảm trai, ốc là loại hình nghệ thuật thủ công lâu đời của Việt Nam thường được dùng ở đồ trang sức, khuy áo, đũa, đồ gỗ như bàn, ghế, giường, sập, tủ, bình phong, tranh treo tường. Các chủ đề được các nghệ nhân lựa chọn nhiều nhất để khảm vẫn là các hoạt tiết, công trình kiến trúc, điển tích hay tích truyện phương Đông. Duy hiện tại chỉ có tấm phong này là điển tích, kiến trúc phương Tây.

Với kỹ thuật chế tác bằng khảm trai, các họa tiết trên tấm bình phong được các nghệ nhân xưa chế tác một cách khéo léo, đòi hỏi người làm phải có tay nghề cao, tỉ mỉ trong từng nét chạm, lộng, khảm, có con mắt nghệ thuật cùng với việc am hiểu về các họa tiết xưa kết hợp với các chi tiết cách điệu mới tạo nên bố cục hài hòa, chặt chẽ, cảnh trí cân xứng, khiến tấm bình phong biến thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.

Nơi Đông – Tây hội ngộ

Niên đại: 1877, cuối thế kỷ 19, thời Tự Đức thứ 30.

Đề tài: Đồ án khảm về kiến trúc Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn gọi tắt Nhà thờ Đức Bà)

Kích thước:

  • Chiều cao: 150cm
  • Chiều rộng: 60cm
  • Nặng: 30kg

Chất liệu: Khảm trai trên gỗ trắc.

Nét đặc trưng của khảm Huế

Khảm Huế được thể hiện ngay trong chính cách phối màu giữa sắc thái huyền bí, óng ánh sáng rực của vỏ trai trên màu gỗ đen đỏ có sẵn của gỗ trắc. Những hoa văn họa tiết quen thuộc và không thể lẫn vào đâu được như các họa tiết trang trí hình kỷ hà: Hồi văn và hồi văn hóa rồng, dơi. Các họa tiết ký tự cách điệu chữ Thọ, họa tiết tĩnh vật với vân mây cùng bộ bát bửu ở miền Bắc, gồm: Pho sách, Như ý, Cuốn thư, cái lẵng (hoa) Bầu Rượu, Đàn, Quạt.

Các họa tiết hoa và lá, dây lá và quả, dây bầu bí, hoa mai, hoa cúc hóa phụng, hoa sen và mẫu đơn cách điệu rồi tới cúc điệp, quả thì có lựu, bí, đào, phật thủ.

Tất cả đan xen và có yếu tố dung hòa với các họa tiết thường xuất hiện trên cây thánh giá được khảm xà cừ như họa tiết dây nho con sóc, họa tiết hình bông lúa mì.

Trong hệ thống biểu tượng của Kinh Thánh, lúa mì và cỏ lùng thường được dùng làm phép ẩn dụ. Lúa mì đại diện cho những người theo chân của Chúa Giêsu Kitô, trong khi cỏ lùng đại diện cho những người ngoại đạo. Những cánh đồng lúa mì cũng là biểu tượng của nhà thờ trong Kinh thánh. Việc thu hoạch lúa mì là biểu tượng của lòng bác ái và thông điệp của Giáo hội.

Nho là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Cơ đốc giáo, vì chúng tượng trưng cho máu của Chúa Giê-su; hơn nữa, những vườn nho đại diện cho cánh đồng truyền giáo. Theo nghĩa đó, nho cũng tượng trưng cho việc làm tốt, trong khi cây nho phản ánh lời của Chúa Giê-su “Ta là cây nho, các ngươi là cành,”

Nằm chính giữa các họa tiết là hình hài kiến trúc đặc trưng của Nhà Thờ Đức Bà sau khi xây dựng xong từ đồ án thiết kế của kiến trúc sư J.Bourad, bản thiết kế của ông rất độc đáo, đã phối hợp hài hòa hai trường phái kiến trúc cổ điển lừng danh Roman và Gotich tạo nên một phong cách riêng cho ngôi nhà thờ cổ kính, ở đây hình hài kiến trúc nhà thờ được làm đầy đủ 3 mặt, mặt chính tòa và hai bên hông nhà thờ.

Hai dòng chữ hai bên được viết theo lối triện cách điệu với nội dung như sau:

  • Bên phải: Gia Định Chính Thánh Đường Đinh Sửu Thập Nguyệt Nhật Tạo (Được chế tác vào ngày 10 tháng 10 năm Đinh Sửu, nhà thờ chính tại Gia Định)
  • Bên trái: Thiên Chúa Giáng Sinh Nhất Thiên Bát Bách Thất Thập Nhất (Năm Thiên Chúa giáng sinh 1877)

Họa tiết chính giữa phía dưới là bản vẽ thiết kế kỹ thuật tổng thể của nhà thờ. Sau khi bản vẽ chính thức được tuyển chọn, vấn đề vị trí của nhà thờ mới cũng từng bước được đặt ra và lựa chọn. Có hai vị trí được cân nhắc, đầu tiên là vị trí Trường Thi cũ, nằm ở góc đường Lê Duẩn – Hai Bà Trưng, hiện nay là Tòa lãnh sự Pháp. Nơi thứ 2 là vị trí nhà thờ cũ ở bên dòng Kênh Lớn (nay là quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ). Nhưng cuối cùng, vị trí hiện tại được chọn và nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn – TP.HCM gần 150 năm qua.

Họa tiết chính giữa phía dưới là bản vẽ thiết kế kỹ thuật tổng thể của nhà thờ. Sau khi bản vẽ chính thức được tuyển chọn, vấn đề vị trí của nhà thờ mới cũng từng bước được đặt ra và lựa chọn. Có hai vị trí được cân nhắc, đầu tiên là vị trí Trường Thi cũ, nằm ở góc đường Lê Duẩn – Hai Bà Trưng, hiện nay là Tòa lãnh sự Pháp. Nơi thứ 2 là vị trí nhà thờ cũ ở bên dòng Kênh Lớn (nay là quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ). Nhưng cuối cùng, vị trí hiện tại được chọn và nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn – TP.HCM gần 150 năm qua.

Hai huy hiệu hai bên bản vẽ cũng được cách điệu hài hòa dựa theo huy hiệu đại diện của hai nhân vật có tầm ảnh hưởng và ý nghĩa lúc đó với công trình.

  • Bên phải là mẫu huy gia Quý tộc, Hiệp sĩ của nhà Duperré nằm phía ngoài, trong cùng là huy hiệu của Thống đốc Nam Kỳ Guy Victor Auguste Duperré, ông chính là Thống Đốc Nam Kỳ thời điểm đó và cũng là người tổ chức thi tuyển thiết kế nhà thờ mới – nhà thờ Sài Gòn thứ 3 (nhà thờ Đức Bà hiện nay).
  • Bên trái là huy hiệu của Giáo hoàng Piô IX (Tiếng Latinh: Pie IX) là vị giáo hoàng thứ 255 của Giáo hội Công giáo, đức giáo hoàng trị vì thời điểm đó, cũng là một trong những người trị vì lâu nhất trong các vị đức giáo hoàng (32 năm). Năm 1849, Giáo hoàng Pius IX thăm dò ý kiến của hàng Giám mục rồi ngày 8 tháng 12 năm 1854, Bằng sắc chỉ Ineffabilis Deus, ông đã công bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Maria, đây có lẽ cũng là một lý do để tên gọi đầy đủ của Nhà Thờ Đức Bà là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Hai huy hiệu hai bên bản vẽ cũng được cách điệu hài hòa dựa theo huy hiệu đại diện của hai nhân vật có tầm ảnh hưởng và ý nghĩa lúc đó với công trình. Bên phải là mẫu huy gia Quý tộc, Hiệp sĩ của nhà Duperré nằm phía ngoài, trong cùng là huy hiệu của Thống đốc Nam Kỳ Guy Victor Auguste Duperré, ông chính là Thống Đốc Nam Kỳ thời điểm đó và cũng là người tổ chức thi tuyển thiết kế nhà thờ mới – nhà thờ Sài Gòn thứ 3 (nhà thờ Đức Bà hiện nay).

Vậy chiếc Bình Phong này được làm ra có ý nghĩa và mục đích gì?

Trong quá trình tìm hiểu và khảo cứu, bản thân tôi đưa ra một vài giả thuyết về ý nghĩa và mục đích làm ra tấm bình phong trên dựa theo các tài liệu, cột mốc thời gian diễn ra.

Ý nghĩa: Chiếc bình phong được làm ra như chứng minh cho khả năng sáng tạo độc đáo, tay nghề khéo léo cũng như “độc quyền sáng tạo” tại Đông Dương của các nghệ nhân xưa về nghề Khảm thủ công tại Việt Nam. Tác phẩm có thể được xem như đại diện cho sự giao lưu, du nhập, tiếp biến của văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc Đông – Tây.

Chiếc bình phong được làm ra như một minh chứng cho thấy bản thiết kế NHÀ THỜ ĐỨC BÀ đã thực sự hoàn chỉnh ngay từ những ngày đầu được làm ra năm 1877 bởi kiến trúc sư J.Bourad. Bởi có một thời điểm khi nhà thờ hoàn thành năm 1880 khi đó nhà thờ Đức Bà chưa có hai tháp chuông hình chóp, mãi đến năm 1895, tức là 15 năm sau kể từ thời điểm xây dựng bản thiết kế này mới được hoàn thiện.

Lí giải vì sao nhà thờ lại xây dựng hai tháp thép dạng chóp nhọn nằm trên hai tháp chuông vào năm 1895 mà không làm ngay kể từ khi bắt đầu năm 1877: Vấn đề gây cản trở chính thời điểm đó là việc phải giải quyết nguồn nước cung cấp cho dân bản xứ cũng như việc xây dựng tháp nước đầu tiên mà nay là Hồ Con Rùa. Cộng thêm đó là giải quyết tình trạng nghiêng lún của nhà thờ.

Trong bài viết “Sài Gòn kỳ lạ – đường phố và đại lộ” của tác giả Pierre Barrelon, đăng trên Tạp chí Địa lý mạo hiểm Le tour du Monde xuất bản từ tháng 7 đến 12.1893. Trong bài viết của mình, Pierre Barrelon cho biết tại thời điểm xây dựng nhà thờ Đức Bà vào tháng 10.1877, Sài Gòn lâm vào tình trạng thiếu nước ngọt khiến chính quyền lúc đó phải tìm nguồn nước cung cấp cho người dân. Thật tình cờ trong khi làm việc, công nhân tìm thấy một tầng nước nằm sâu dưới lòng đất gần khu vực nhà thờ. Cuối năm 1877, chính quyền xây dựng tháp nước đầu tiên ở địa điểm Hồ Con Rùa hiện nay. Nước được bơm về tháp nước này sau đó sẽ phân phối cho người dân thông qua mạng lưới đường ống ngầm.

Tuy nhiên, như Pierre Barrelon tiếp tục giải thích, sự phát hiện của tầng chứa nước ngầm này lại không được chào đón bởi đội ngũ đang xây dựng nhà thờ. Tầng nước ngầm này vô tình đã gây ra muôn vàn khó khăn cho việc thi công nhà thờ Đức Bà – một công trình xây dựng hạng nặng – khiến bên thi công phải đưa ra nhiều giải pháp khắc phục. Tuy vậy cuối cùng nhà thờ cũng được hoàn tất và được khánh thành ngày 11.4.1880 với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Le Myre de Vilers.

Bên trái là huy hiệu của Giáo hoàng Piô IX (Tiếng Latinh: Pie IX) là vị giáo hoàng thứ 255 của Giáo hội Công giáo, đức giáo hoàng trị vì thời điểm đó, cũng là một trong những người trị vì lâu nhất trong các vị đức giáo hoàng (32 năm). Năm 1849, Giáo hoàng Pius IX thăm dò ý kiến của hàng Giám mục rồi ngày 8 tháng 12 năm 1854, Bằng sắc chỉ Ineffabilis Deus, ông đã công bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Maria, đây có lẽ cũng là một lý do để tên gọi đầy đủ của Nhà Thờ Đức Bà là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Trong những năm tiếp theo, công trình tuyệt đẹp bằng gạch và đá này trở nên thân thiết với người Sài Gòn. Cho đến một ngày, một số cư dân phát hiện nhà thờ bắt đầu nghiêng qua một bên. Như lời giải thích Pierre Barrelon, một trong những phần của nhà thờ bắt đầu chìm nhẹ xuống khiến hai tòa tháp nằm phía trước nhà thờ có chiều cao không đồng đều. Việc xử lý sự cố nghiêng lún của nhà thờ được thực hiện gấp rút nhưng độ nghiêng của nhà thờ vẫn còn. Cuối cùng, một giải pháp được đưa ra là bổ sung hai ngọn tháp sắt với chi phí 66.500 franc trên hai tháp chuông phía trước nhà thờ.

Trong bài viết Ngọn tháp kim loại của Nhà thờ Sài Gòn của tác giả Albert Butin xuất bản tháng 5.1896 trên Tạp chí Le Génie civil mô tả chi tiết việc xây dựng hai ngọn tháp được giao cho Michelin. Công việc này được tiến hành vào ngày 26.12.1894 sau khi xử lý vấn đề trên.

Thêm một thông tin khác về việc này: Trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên số ra ngày 30/06/2015 về vấn đề Nhà thờ Đức Bà có bị nghiêng? Linh mục Hồ Văn Xuân cho biết thiết kế của nhà thờ Đức Bà được làm theo kiến trúc giống với nhà thờ Đức Bà Paris với lối thiết kế Roman. Việc lắp thêm hai tháp thép dạng chóp nhọn trên hai tháp chuông để cho nhà thờ vừa có kiến trúc Roman vừa có kiến trúc Gothic. Hai khối tháp ở hai bên tháp chuông vươn lên cao mang ý nghĩa về mặt tôn giáo và theo như bản vẽ ban đầu mà kiến trúc sư J.Bourad đã làm ra, chứ không phải là khắc chế sự mất cân xứng của hai tháp chuông như một số thông tin đã nêu”, linh mục Xuân khẳng định. Năm 1895, hai tháp thép dạng chóp nhọn được lắp dựng thêm bên trên tháp chuông, làm cho tháp chuông nhà thờ vươn cao trên bầu trời với chiều cao mỗi tháp được nâng từ 27m lên 60m.

Mục đích: Chiếc Bình Phong này được làm ra với mục đích để kỷ niệm năm xây dựng của nhà thờ Đức Bà, việc thể hiện trên bình phong cũng là một điều dễ thấy khi muốn lưu trữ các điển tích, cột mốc của người xưa ngoài việc họ lưu trữ, ghi chép trên sách vở. Cũng có thể là một tác phẩm nghệ thuật tham dự và đi sứ của triều đình nhà Nguyễn khi lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm Đấu xảo tại Paris năm 1877. Hoặc cả hai!?

Chiếu theo dòng lịch sử hình thành nhà thờ ĐỨC BÀ

  • Tháng 8 năm 1876 đồ án thiết kế nhà thờ được chọn và thông qua.
  • Ngày 7-10-1877, Đức cha Isodore Colombert (Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Tây Đàng Trong) đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Sài Gòn trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy.
  • Trên bình phong đề tựa làm ngày 10 tháng 10 năm 1877 tức có lẽ chiếc bình phong được đặt hàng làm riêng để kỷ niệm cho dịp lễ trọng đại và ý nghĩa này(?!)

Chiếu theo nguồn sử liệu quý về các chính sách trong việc hoạch định, phát triển kinh tế-xã hội, đường lối đối ngoại, bảo vệ an ninh quốc gia của Triều Nguyễn:

Theo sách Đại Nam Thực Lục, Tập 8 của NXB Giáo Dục, 2007, trang 252 có chép:

“Đinh Sửu, Tự Đức năm 30 (1877): sai Khâm phái kiêm Lãnh sự tỉnh Gia Định là Nguyễn Thành Ý cùng với Tham biện Vũ Văn Phú đem các hàng hóa thổ ngơi đưa sang Pháp Đấu xảo… Trước đó nước Pháp bàn với quan Viện Cơ Mật nói: “Nước ấy hai năm sau sẽ đặt trường đấu xảo ở thành Ba Lê, các nước đều đem sản vật địa phương đến đấu xảo, những vật hạng của nước ta sản xuất ra (như các thứ ngà voi, sừng tê, xà cừ, đồi mồi, đồng đỏ lẫn vàng bạc), thợ chế tạo ta cũng rất tinh xảo, phái đem đi thi chọi, há không được tiếng giỏi, huống chi sau khi đấu xảo đem bán, có thể được giá tốt. Quan ở viện cho là việc đi ấy có thể rộng lượng được mắt thấy tai nghe, cũng có bổ ích, tâu xin chuẩn cho đem những vật hạng hiện để trong phủ Nội vụ (như các loại ghế dựa, hòm tủ, bình phong khảm xà cừ) phát giao 2 tỉnh Hà Nội, Nam Định theo kiểu mẫu chế sẵn, làm song cất đi. Đến nay phái đi, nhưng sai viết thư báo cho tướng nước Pháp để cùng Thành Ý bàn cho ổn, đợi cùng với sứ bộ sang tặng đồ đáp lễ cùng đi”

Thực chất ý đồ chuyến đi đó không chỉ là đem hàng hóa đi thi thố, mà còn nhằm mục đích thăm dò tình hình phương Tây và xem xét thiết lập sứ quán ta tại Pháp. Đoàn sứ bộ đi gồm 30 người.

Cũng theo sách Tìm hiểu các nghề thủ công điêu khắc cổ truyền của Chu Quang Trứ, Hà Nội của NXB Mỹ thuật, 2000, trang 178-179 có đoạn “Khi người Âu Châu sang đến Việt Nam thì trình độ hàng khảm địa phương được nhắc đến là một trong những nghệ thuật cao, rất tinh vi, khéo léo. Điển hình là năm 1868 khi người Pháp chiếm xong Nam Kỳ, Thống soái Pierre-Paul de La Grandière |La Grandière đã xin triều đình Huế gửi thợ khảm giỏi vào Sài Gòn để truyền nghề. Sang năm 1877 thì hàng khảm xà cừ của Annam được triều đình gửi sang Pháp dự Hội chợ Đấu xảo.”

Họa tiết chính giữa phía dưới là bản vẽ thiết kế kỹ thuật tổng thể của nhà thờ. Sau khi bản vẽ chính thức được tuyển chọn, vấn đề vị trí của nhà thờ mới cũng từng bước được đặt ra và lựa chọn. Có hai vị trí được cân nhắc, đầu tiên là vị trí Trường Thi cũ, nằm ở góc đường Lê Duẩn – Hai Bà Trưng, hiện nay là Tòa lãnh sự Pháp. Nơi thứ 2 là vị trí nhà thờ cũ ở bên dòng Kênh Lớn (nay là quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ). Nhưng cuối cùng, vị trí hiện tại được chọn và nhà thờ Đức Bà hiện diện sống động giữa trung tâm Sài Gòn – TP.HCM gần 150 năm qua.

Kết: Có lẽ trong năm nay, món đồ sưu tầm xứng đáng của năm sẽ dành cho chiếc BÌNH PHONG đầy thú vị này. Được hoàn thiện từ chất liệu gỗ trắc quý hiếm, chiếc bình phong khảm xà cừ (khảm trai) kiểu Huế này là một hiện vật hiếm thấy. Bởi cho tới thời điểm hiện tại, đây là chiếc BÌNH PHONG duy nhất có sự kết hợp bởi các họa tiết Đông – Tây với đồ án chính được biểu hiện lên là một công trình kiến trúc đặc sắc tại SAIGON – NHÀ THỜ ĐỨC BÀ. Như cái cách mà Kiến trúc sư J.Bourad đã thành công trong việc thiết kế ra một công trình thuộc nền văn hóa phương Tây, nhưng xây dựng ở phương Đông với những kết cấu và vật liệu mới nhưng lại phù hợp với các điều kiện xã hội và khí hậu bản xứ.

Xin cảm ơn.

Bài: Đỗ Viết Tuấn

Photo: Bảo Nguyễn