Dịch giả nổi danh Dương Tường đã qua đời ở tuổi 90 vào tháng 2/2023, nhưng những di sản dịch thuật của ông vẫn để lại dấu ấn đậm nét với người đọc cả trong và ngoài nước. Trong hơn nửa thế kỷ qua, dịch giả đã mang đến cho độc giả Việt Nam những bản dịch từ các tác phẩm nổi tiếng phương Tây.
Với xuất phát điểm là nhà thơ, Dương Tường bắt đầu dịch thuật để mang lại thu nhập cho gia đình. Sự nghiệp dịch thuật của ông bao gồm hơn 50 đầu sách tiếng Anh, Pháp cũng như các bản dịch phụ từ tiếng Nga, tiếng Đức và một số ngôn ngữ khác. Theo nhà văn nhà báo Ngô Thị Kim Cúc, “Ông đã mang điều kỳ diệu của những cuốn sách nổi tiếng nhất thế giới đến với độc giả Việt Nam.”
Dịch giả kì cựu luôn hướng đến sự chiết trung và thử thách, đó cũng là lý do ông thường đảm nhận những tác giả khó tính như Proust, Nabokov, Camus, Sartre, Emily Brontë, Céline, Chekhov, Murakami, Günter Grass và Tolstoy. Chịu ảnh hưởng từ cả văn học và nghệ thuật khi nền văn hoá Việt Nam mở rộng từ năm 1980-1990 sau cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ông cũng đã từng viết các bài phê bình nghệ thuật và làm việc với một nhóm họa sĩ sáng tạo tại Hà Nội – Gang of Five.
Theo giáo sư lịch sử và nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học California (Berkeley), “Dương Tường đã dịch những kiệt tác nhân văn như “Anna Karenina” và nuôi dưỡng tài năng nghệ thuật của những người trẻ có tư tưởng tiến bộ, muốn đổi mới. Ông đóng vai trò to lớn trong việc giới thiệu văn hoá phương Tây ở Việt Nam sau những tụt hậu sau cuộc chiến. Ngoài đời, Dương Tường cũng là một người rất dễ mến.”
“Một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm mà dịch giả là đồng tác giả. Tôi giữ quan điểm này trong quá trình dịch gần 60 tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt. Bởi dịch sát nghĩa đen không phải là một sự trung thành, trái lại, người dịch trở thành một nô lệ. Điều này có thể dẫn đến việc họ đi ngược lại ý chung hay chủ đề chung.”
Điều này cũng ứng với dự án dịch thuật bản thân Dương Tường coi là thách thức lớn nhất và cũng là thành tựu lớn nhất của mình. Bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh bài thơ tự sự kinh điển Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du viết từ thế kỷ 19. Dương Tường thực hiện bản dịch này vào thập niên 80 ở độ tuổi trung niên, khi sức khỏe và thị lực của ông đều suy giảm.
Truyện Kiều trước đó đã được dịch nhiều lần và được coi là kiệt tác đỉnh cao của văn học Việt Nam. Tác phẩm kể về thân phận một cô gái trẻ hy sinh bản thân để cứu gia đình. Tác phẩm nổi tiếng đến mức nhiều người Việt có thể đọc thuộc lòng những dòng mở đầu nói về cuộc đấu tranh giữa tài năng và số phận của con người. Nhà xuất bản Nhã Nam tái xuất bản bản dịch mới mang tựa đề “Kiều: Trong bản của Dương Tường”. vào năm 2020 với 3.354 dòng văn bản và gần 10 trang chú thích của dịch giả.
“Một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm mà dịch giả là đồng tác giả. Tôi giữ quan điểm này trong quá trình dịch gần 60 tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt.”
“Đây là đỉnh cao nhất trong hành trình sự nghiệp của tôi cho đến nay ở tuổi gần 90,” ông chia sẻ với báo Thanh Niên. “Hồi còn sung sức, tôi cũng mơ làm điều này nhưng không dám. Khi mắt không còn đọc được, với nhiều bệnh tật của tuổi già, tôi quyết định bước vào cuộc phiêu lưu cuối cùng, một bài kiểm tra cuối cùng.”
Bất chấp căn bệnh hiểm nghèo, tình trạng không thể nhìn thấy gì khác ngoài hình và bóng khiến ông phải liên tục tiêm thuốc vào mắt, Dương Tường đã làm việc cùng trợ lý của mình, một độc giả trẻ tuổi cùng một màn hình máy tính khổng lồ khiến ông chỉ có thể đọc được vài từ một lần và phải mò mẫn, tỉ mẩn gõ từng chữ. Vì đã thuộc nằm lòng bài thơ, việc dịch thuật bớt khó khăn hơn khi ông có thể dịch nhiều phần từ chính trí nhớ của mình. “Truyện Kiều đã ở trong đầu tôi, tôi. chỉ chuyển nó sang tiếng Anh thôi,” Dương Tường chia sẻ.
Trần Dương Tường sinh ngày 4/8/1932 tại tỉnh Nam Định, Việt Nam. Cả bố (Trần Phúc Gia) và mẹ (Vũ Thị Thơ) ông đều buôn bán nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông ở Hà Nội, ông tham gia kháng chiến chống Pháp năm 1949. Với ông, “cuộc kháng chiến chống Pháp là thời kỳ vàng son của cách mạng Việt Nam. Nếu được sống lại thời đó, tôi vẫn hành động như vậy, tức là bỏ nhà đi chiến đấu.” Đây cũng là giai đoạn Dương Tường có thể kết hợp hai chủ đề lớn của đời mình là cách mạng và văn chương.
Ông tự học tiếng Pháp và tiếng Anh, đồng thời bắt đầu đọc những cuốn sách tìm thấy ở các tiền đồn chiếm được từ tay quân Pháp, thứ mà ông gọi là “chiến lợi phẩm quan trọng nhất” của chiến tranh. “Năm 1955 sau khi xuất ngũ, tôi tiếp tục tự học ở thư viện. Có thể nói thư viện là trường đại học của tôi.” Trong thập kỷ tiếp theo trong giai đoạn làm thơ, Dương Tường là một trong những phóng viên và biên tập viên đầu tiên của Thông tấn xã Việt Nam. Trong một thập kỷ sau đó, ông làm phiên dịch viên cho một ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của chính phủ. Thu nhập từ làm thơ và làm báo không đủ nuôi sống gia đình nên ông chuyển sang làm dịch thuật, cũng như bán máu của chính mình để chi trả cho “cơm áo gạo tiền”. Sự lựa chọn bản dịch của ông phản ánh một trí óc sôi nổi và dường như đến từ mọi nơi, từ những tầng lớp nghệ thuật khác nhau.
Dù được biết đến bởi hàng loạt bản dịch những tác phẩm như Cuốn theo chiều gió, Charlie and the Chocolate Factory của Roald Dahl, Thư từ một người phụ nữ vô danh của Stefan Zweig, đến Roots của Alex Haley, Zorba the Greek của Nikos Kazantzakis…, Dương Tường vẫn tiếp tục làm thơ, đôi khi bằng những hình thức sáng tạo mới. Một trong số đó phải kể đến “Love Song 24”, một bài thơ lãng mạn được xuất bản vào năm 1998 và đã được chuyển thể thành lời trong những ca khúc nổi tiếng ở Việt Nam giai đoạn đó. Thơ với Dương Tường vẫn luôn là “mối trăn trở lớn nhất, khiến tôi mất ăn mất ngủ nhất, đó là nỗi trăn trở muốn đổi mới, mở ra những hướng đi mới”.
“Ngôn từ không ngừng tuôn ra, ngay cả khi tôi đang ngủ, đôi khi chúng đánh thức tôi dậy vào nửa đêm với những cảm hứng mới.” Ông chia sẻ trong một bài phỏng vấn vào năm 2020. “Tôi vẫn ‘ngủ quên trong lời nói’, trong gần 60 năm trời. Tâm trí tôi không bao giờ nghỉ ngơi thì phải.” Câu nói Dương Tường hay trích dẫn nhất, thậm chí ông từng nói mình muốn đặt nó lên bia mộ khi ra đi: “Tôi đứng về phía nước mắt.” Cụm từ này thể hiện niềm tin của ông , rằng nhiệm vụ của tất cả mọi người là vượt khỏi những đau khổ, yếu đuối và áp bức trên thế giới, để “làm cho nước mắt ngừng chảy”.